N.Rescheer (1968), trong giới hạn của khung logic được trình bày trong cuốn "Topic in philosophical logic", đã đề nghị một hệ thống mở về trạng thái cảm xúc. Những nhận xét của ông về các loại hình trạng thái cảm xúc được mở đầu bằng câu: "Một phần đoán được trình bày bằng một câu tường thuật. cái mà được nhận thức như một tổng thể, sẽ là đúng hoặc sai". Ví dụ: The cat is on the mat. và khi một phần đoán như vậy tham gia vào một kết cấu lớn cùng loại một lần nữa tự nó là một phần đoán, thì kết cấu lớn hơn này được xem như đại diện cho một trạng thái cảm xúc đối với phần đoán gốc như: X believes "The cat ... mat". Cách hiểu như vậy về trạng thái cảm xúc tại ra nhiều vấn đề về mặt lý luận. Bên cạnh các loại hình the athethic modes, the epistemic modes, the deonic modes, ông đề cặp đến các loại trạng thái cảm xúc temporal, boulomatic, evaluative, causal and conditional.J.R.Searle (1979) là người đã phát triển nội hàm khái niệm trạng thái cảm xúc lên một bước mới. Sự tiếp cận của Searle hướng đến hành vi ngôn ngư. Sự tiếp cận của Searle hướng đến vấn đề hành vi ngôn luận về trạng thái cảm xúc. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ quan tâm twois mối quan hệ giwuxa nguuwoif nói và cái mà anh ta nói. Mối quan hệ này, như đã biết, chứa đựng rất nhiều vấn đề nọi dung trạng thái cảm xúc. Chẳng hạn, assertive được mô tả theo phương diện belief. Nhưng, mức độ của "lòng tin" có thể ở mức zero. Nội dung này liên quan đến the epistemic modes. Hay đại loại directive có sự tương ứng rất lớn với the deonic modes. Có thể nói rằng, cái mà Searle gọi là "khẩng định" và "chi phối" thực sự là trung tâm của bất kỳ sự thảo luận nào về trạng thái cảm xúc. Đối với ba loại còn lại thì commissive không có sự phân biệt rõ ràng với directive vì chúng đều có khung hướng "sẽ thực hiện một cái gì đó". Loại này chỉ khác với loại trên ở chỗ là người nói "cam kết" làm, còn loại dưới là người nghe phải "làm". Do vậy, hai loại này cùng nằm trong phạm vi the deonic modes. Loại expressive tương ứng với phạm trù của evaluative của Rescher. Có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng evaluative là một phạm trù trạng thái cảm xúc. Chẳng hạn Volf, E.M. (1985) đã nhận xét rằng "có thể xem evaluative như là một trong những dạng của trạng thái cảm xúc, tức là cái được đặt chồng thêm cho một nội dung mô tả trong sự thể hiện bằng ngôn ngữ". Theo Arutinowa (1988), thì "evaluative" được coi là biểu hiện rõ ràng nhất của nghĩa ngữ dụng" [1,62]. Loại declaration tương đối giống loại assertive về phương diện hiệu lực tại lời nói. Nói tóm lại, qua hệ thống phân loại các hành vi tại lwofi nói của Searle, có thể nhận thấy rằng có một sự tương hợp giữa các hành vi tại lwoif nói với các phạm trù trạng thái cảm xúc trong mối tương quan vwois nội dung mệnh đề, một mối tương quan có tính thống nhất và tính phân loại.
đang được dịch, vui lòng đợi..