Từ khi trở thành thành viên trong WTO đã tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội làm ăn thuận lợi với tất cả các nước trên thế giới, kèm theo đó là sự cạnh tranh gay gắt không những ở thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường nội địa. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng, nỗ lực hết mình để cạnh tranh và tồn tại. Như chúng ta cũng đã biết, cạnh tranh cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất vươn lên tự khẳng định mình, không ngừng hoàn thiện để tồn tại và phát triển. Do đó, doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vừa có điều kiện tích lũy, mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước.Để có thể cạnh tranh thì các nhà quản lý phải am hiểu thị trường, nắm bắt thông tin kịp thời. Bên cạnh đó, các nhà quản lý phải điều chỉnh lại cơ cấu quản lý, hình thức kinh doanh cho hợp lý và để hoạt động có hiệu quả cao thì các doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua đó, doanh nghiệp mới có thể khai thác hết khả năng tiềm tàng, hiểu rõ nguyên nhân nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
đang được dịch, vui lòng đợi..