TẦM NHÌN THƯƠNG HIỆU, CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ SẢN PHẨM:Định hướng, phát triển và quảng bá sản phẩm chủ lực:Hiện nay, thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam đang trong quá trình cạnh tranh cực kỳ khốc liệt với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng trên thế giới như: Mcdonald’s, Texas Chicken…đặc biệt là Lotteria. Mặc dù KFC có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất sớm (năm 1994) tuy nhiên họ vẫn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt đối thủ Lotteria (xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1998). Với việc KFC đã nắm trong tay một thị phần rất lớn với nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, họ đã lựa chọn cho mình một hướng đi mới rất thành công và vẫn áp dụng cho đến thời điểm hiện tại đó là: phần khúc gà rán, các sản phẩm chế biến từ thịt gà.Đa dạng hoá sản phẩm, tung ra các gói combo nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàngBên cạnh sản phẩm đặc trưng là Gà rán, KFC còn tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Việt Nam như: hamburger, khoai tây chiên, cơm phần, kem… Ngoài ra, KFC còn tung ra các gói combo sản phẩm với giá hấp dẫn, phù hợp với túi tiền của khách hàng Việt Nam góp phần kích thích nhu cầu của khách hàng. Mở rộng chi nhánh, địa điểm kinh doanh kết hợp với các trung tâm mua sắm, giải trí…Hiện nay, hàng loạt các trung tâm mua sắm được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu đông đảo của các tầng lớp dân cư như: siêu thị BigC, Coopmart, Maximart, Hùng Vương Plaza…đặc biệt là hệ thống siêu thị của chính tập đoàn Lotte bên cạnh các hệ thống chiếu phim như Galaxy, HD Cinema…Nắm bắt được xu hướng đó, KFC đã tập trung mở các địa điểm kinh doanh ngay bên trong các trung tâm mua sắm, giải trí. Chính sách này được đông đảo các thương hiệu thức ăn nhanh khác bên cạnh KFC áp dụng như: Lotteria, Jolibee…Có thể nói, chính sách Marketing này đã giúp KFC mở rộng thị phần hiệu quả, đồng thời phục vụ nhu cầu ăn uống tăng cao vào các dịp cuối tuần, khi phần lớn các gia đình, người dân sinh sống tại Hồ Chí Minh và Hà Nội đều vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại để thư giãn và mua sắm.Tổ chức các sự kiện cộng đồng nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của công tyTrở thành một nhà tài trợ chính hoặc đồng tài trợ cho các sự kiện xã hội là một trong những hoạt động Marketing phổ biến nhất nhằm quảng bá hình ảnh của công ty ra thị trường. Do đó, tập đoàn KFC nên tiến hành thực hiện chính sách trên nhằm góp phần quảng bá thương hiệu cho các địa điểm kinh doanh, từ đó doanh thu của họ được tăng lên và tương ứng thu nhập hàng tháng của tập đoàn cũng sẽ được cải thiện. Ví dụ như một số sự kiện như: 60+ giờ trái đất, hiến máu nhân đạo…Mở rộng thị phần ra những khu vực, tỉnh thành phát triển nhưng chưa xuất hiện các địa điểm kinh doanh mặt hàng thức ăn nhanhXây dựng các chính sách ưu đãi như giảm số tiền thanh toán khi mua nhượng quyền, giảm % chi phí trên doanh thu hàng tháng…áp dụng đối với những nhà đầu tư muốn mua quyền thương mại tại các khu vực chưa xuất hiện các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh. Chính sách này sẽ giúp KFC trước hết độc quyền phân khúc thị trường tại khu vực đó, tạo dấu ấn đặc trưng và xây dựng lượng khách hàng trung thành của thương hiệu đồng thời góp phần quảng bá thương hiệu trên thị trường Việt Nam.Điều chỉnh giá cả sản phẩm linh hoạt phù hợp với thị trường đầy tính cạnh tranh như Việt Nam
Dù đời sống vật chất và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng được nâng cao, tuy nhiên giá thành của sản phẩm ngành thức ăn nhanh hiện nay nói chung và KFC nói riêng vẫn còn cao hơn mặt bằng thu nhập bình quân của người dân Việt Nam. Do đó, cần điều chỉnh, xây dựng chính sách giá cả linh hoạt và tung ra các gói khuyến mãi với giá ưu đãi sẽ giúp KFC tiếp cận được nhiều hơn các đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình như: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng…Đặc biệt là các đối tượng khách hàng này là đối tượng tiêu thụ thức ăn nhanh lớn nhất hiện nay trong tất cả các phân khúc.
ĐẶC ĐIỂM TRONG MÔ HÌNH FRANCHISE KFC TẠI VIỆT NAM
1.Thương hiệu:
Thương hiệu là tài sản lớn nhất của hệ thống franchise vì nó giúp tạo ra sự khác biệt và giá trị gia tăng cho hệ thống franchise so với đối thủ. Danh tiếng, sức mạnh của một thương hiệu và sự thừa nhận rộng rãi của người tiêu dùng chính là nguyên nhân chính giải thích tại sao bên nhận quyền quyết định mua thương hiệu và hệ thống franchise thay vì tự xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
KFC đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc, thời gian để xây dựng và duy trì thương hiệu của mình với mục tiêu là mang đến với người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Qua đó nhằm hình thành nên những mong đợi của khách hàng đối với thương hiệu từ chất lượng sản phẩm, bao bì, quảng bá thương hiệu, dịch vụ, nhân viên phục vụ, môi trường cửa hàng.
Điểm đáng chú ý nhất là KFC đã duy trì một cách đáng kinh ngạc nhận diện của nó trong hơn 50 năm qua. Cả 5 lần thay đổi, KFC đều tập trung hoàn chỉnh thiết kế hình tượng ngài đại tá Sander, điều này nhằm đảm bảo logo giữ lại được những đặc tính riêng quen thuộc. Sự đầu tư tỉ mỉ vào logo đã giúp cho KFC tạo được ấn tượng thân thiện đối với khách hàng.
Lịch sử phát triển thiết kế logo KFC:
(Reference: http://logos.wikia.com/wiki/KFC)
From 1952 - 1977:
From 1977 - 1991:
From 1991 - 1997:
From 1997 - 2006:
From 2006 - now:
Với những giá trị to lớn của 1 thương hiệu nổi tiếng, trong quá trình franchising, KFC luôn đảm bảo một sự đồng nhất tại tất cả các cửa hàng và người được nhượng quyền phải cam kết giữ tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu ở mức cao.
đang được dịch, vui lòng đợi..