Tình trạng phân biệt đối xử giữa “môn chính” và “môn phụ” đang diễn ra khá phổ biến trong nhà trường, phụ huynh và học sinh hiện nay. Về mặt văn bản, các môn văn hóa trong nhà trường phổ thông được phân phối với số lượng tiết ít nhiều khác nhau nhưng lại đều có vị trí, vai trò gần như ngang bằng nhau tính theo hệ số, cùng góp phần định hướng, cung cấp những tri thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết cho sinh phổ thông.Tuy nhiên, trong thực tế, từ những người làm công tác giáo dục đến các bậc phụ huynh, sinh có những định kiến, biểu hiện lệch lạc đáng lo ngại về các môn học. Các môn tự nhiên như toán, lí, hóa, ngoại ngữ... hết sức coi trọng, xem nó luôn là “môn chính”, còn các môn xã hội như văn, sử, địa, giáo dục công dân, công nghệ... lại tỏ ra xem thường, cho nó chỉ là “môn phụ”, không đáng học. Nhiều thầy cô giáo gặp phụ huynh, lên lớp đứng trước sinh cũng quen miệng nói, đây là các “môn chính”, cần phải học thật nhiều, thật kỹ, kia là các “môn phụ”, học ít thôi cũng được. Nhiều trường có dạy thêm, dạy phụ đạo cho các đối tượng sinh tại trường nhưng cũng chủ yếu dạy- học các môn tự nhiên, còn các môn xã hội thì không. Ngay cả cán bộ quản lý giáo dục, thầy cô giáo cũng có những nhận thức, biểu hiện lệch lạc, không đúng đắn về quan điểm, chủ trương giáo dục toàn diện học sinh thìlàm sao đòi hỏi, mong mỏi sinh, phụ huynh không phiến diện, không lệch lạc trong cách ứng xử, học tập các môn học, nhất là các môn khoa học xã hội- nhân văn?Để khắc phục tình trạng này, trước tiên phải bắt đầu chỉnh đốn từ nhận thức, lề lối chỉ đạo, làm việc của các cấp quản lý giáo dục, của ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên. Các môn tại nhà trường không có chuyện phân biệt “môn chính”,”môn phụ”, trả lại vị trí bình đẳng, ngang hàng giữa các môn, giữa chữ với làm người. Các năm tới, Bộ GD&ĐT nên phát động phong trào “Học tập toàn diện, nói không với học lệch”; kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những biểu hiệu học tập lệch lạc từ học sinh, tác động tiêu cực của phụ huynh.
đang được dịch, vui lòng đợi..