2
LỜI NÓI ĐẦU
Ở những thập niên trước, nhiều quốc gia tìm cách bảo vệ nền kinh tế trong nước chống lại các lực lượng bên
ngoài và hạn chế thặng dư chạy ra ngoài bằng những động thái mang tính chất quốc gia chủ nghĩa về kinh tế
như quốc hữu hoá những ngành công nghiệp then chốt, ban hành những sắc luật bản xứ hoá, yêu cầu sát nhập
vào kinh tế địa phương một phần tư bản nước ngoài... Một số quốc gia như Trung Quốc (thời Mao Trạch Đông),
Mianmar và Tazania... luôn nhấn mạnh và nhắc nhở rằng tự lực cánh sinh là một biện pháp để thoát ra khỏi ảnh
hưởng của hệ thống thế giới. Nhưng đến thập niên 90, mọi việc đã đổi khác, không còn ai ca ngợi những chiến
lược kinh tế quốc gia chủ nghĩa hay cách ly chủ nghĩa nữa, bởi lẽ những làn sóng “xuyên biên giới” đã lan tràn
địa cầu và thẩm thấu vào từng quốc gia. Làn sóng này được biết đến rộng rãi với thuật ngữ “toàn cầu hoá”. Thật
vậy, toàn cầu hoá đã trở thành khẩu hiểu của những năm 90 và thường xuyên được bàn luận sôi nổi trên các báo
và tạp chí gần đây